Lần đầu tiên sau một thời gian dài, thế giới mới trải qua một đại dịch lớn, có sức ảnh hưởng nghiêm trọng như Covid-19. Đại dịch này lan ra toàn thế giới, gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia nói chung đồng thời cũng khiến kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, việc cung ứng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt cũng vì vậy mà bị nhiều ảnh hưởng.
Về khía cạnh kinh tế
Về kinh tế, một số khu vực kinh tế ở Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Covid-19, khiến mức tăng trưởng sụt giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có thể kể đến như các khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu.
Cụ thể, ở khu vực công nghiệp, theo như Thông cáo Về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 của tổng cục thống kê, khu vực này chỉ đạt mức tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Trong đó, mức tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo giảm đáng kể.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid tới cả hai phía cung và cầu của ngành công nghiệp này. Nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất chủ lực từ Trung Quốc bị giảm mạnh, trong khi đó, cầu từ khách hàng ở thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài cũng tụt dốc.
Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước cũng đạt mức thấp nhất trong trong giai đoạn 2011-2020. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là nhóm ngành dịch vụ du lịch và ăn uống, với sự giảm sút trầm trọng trong hoạt động. Dịch bệnh xảy ra khiến việc đi lại, vui chơi trong nước bị đình trệ, một số thời điểm gần như đóng băng, hàng quán đóng cửa thực hiện dãn cách xã hội khiến cả ngành hàng đi xuống.
Xuất nhập khẩu cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, khi hình ảnh hàng loạt xe nông sản xuất khẩu sang Trung quốc bị tồn tại cửa khẩu, không thể xuất đi trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân và doanh nghiệp.
Về xã hội
Tình hình xã hội những tháng đầu năm 2020 cùng chung nỗi buồn với hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Kinh tế đi xuống, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã khiến một lượng lớn lao động bị cắt giảm. Tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao, đời sống của nhiều lao động và gia đình trở nên bấp bênh khi các khoản phí sinh hoạt kéo đến.
Nhiều trường học, hoạt động văn hóa đời sống khác cũng phải đóng cửa, tạm ngừng, tạo thêm nhiều gánh nặng cho hệ thống giáo dục.
Cắt giảm nhân sự số lượng lớn và nhu cầu nhân lực giảm
Ảnh hưởng đầu tiên có thể thấy rõ mà đại dịch Covid-19 gây ra cho việc cung ứng nhân lực chính là khiến nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp giảm mạnh. Nhiều công ty vừa và nhỏ bị dừng hoạt động đã cắt giảm hàng hoạt nhân sự, khiến cho tình trạng lao động mất việc, ở nhà chờ việc tăng đột biến. Những nhân sự bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm trong các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, ăn uống do nguyên nhân đã nêu ở phần trên.
Thay đổi trong xu hướng nhân sự
Tiếp theo, một hiện tượng mới nổi lên trong trong giai đoạn này là “thay đổi xu hướng nhân sự thời Covid”. Trong thời gian này, nhu cầu nhân sự trong các ngành du lịch - khách sạn, bán lẻ, giải trí, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh phi kỹ thuật giảm xuống đáng kể. Thay vào đó, xu hướng tuyển dụng các vị trí nhân sự về kỹ thuật mạng, các công việc trực tuyến, các nhân sự điều phối tuyến đầu gia tăng đáng kể.
Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ làm việc trực tiếp sang chú trọng hơn vào áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong kinh doanh. Đây là xu hướng chuyển dịch tất yếu của các doanh nghiệp nếu muốn thích ứng tốt trong tình hình dịch bệnh kéo dài, phải tuân thủ cơ chế cách ly xã hội nhằm giảm lây lan bệnh dịch trong thời gian này.
Covid-19 đã gây lên tác động rất lớn tới đời sống cũng như việc cung ứng nhân sự của doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong giai đoạn đầy khó khăn này, doanh nghiệp nên có những chính sách ứng phó với khủng hoảng tốt và xây dựng một kế hoạch nhân sự bền vững và linh hoạt.