Sự khác biệt giữa vay tín chấp và tín dụng đen
Đăng ngày 05/11/2020 BỞI VIETSTAR

Hiện nay có rất nhiều hình thức cho vay khác nhau như vay tín chấp, vay thế chấp, vay trả góp, vay thấu chi,... để người tiêu dùng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của riêng mình. Xuất phát từ nhu cầu cần tiền gấp để chi trả các nhu cầu cá nhân, nhiều người đã rơi vào tín dụng đen, lừa đảo bởi các tổ chức phi pháp. Và tất nhiên vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn và nghiêm rọng như thế nào thì hãy đồng hành cùng Vietstar Group để hiểu hơn về vấn đề này.

Sự khác biệt giữa vay tín chấp và tín dụng đen

1. Một vài nét về tín dụng đen

Đúng như tên gọi của nó - tín dụng đen là một hình thức cho vay của một cá nhân hay tổ chức không thuộc phạm vi quản lý của pháp luật.  Tín dụng đen là một hoạt động không chính thống. Đây là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. Điểm đặc biệt của loại hình thức cho vay này là lãi suất vô cùng cao vượt quá quy định của nhà nước.Lãi suất của tín dụng đen không được quy định cụ thể mà cá nhân hay tổ chức cho vay sẽ quyết định. Điều này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến người tiêu dùng khi họ không được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên.

Tín dụng đen thường bị hiểu nhầm là vay tín chấp bởi một số yếu tố giống nhau như: vay nhanh chóng, không cần thế chấp tài sản, hồ sơ vô cùng dễ dàng đáp ứng mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, vay tín chấp có một số yêu cầu bắt buộc như phải có nguồn thu nhập ổn định, lịch sử trả nợ tốt cũng như vay vốn để làm gì. Đối với tín dụng đen thì ngược lại, họ chỉ cần biết nhà cửa, phương tiện đi lại hay những mối quan hệ của bạn.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng những hình thức vay tín dụng đen ở khắp nơi với các mẫu quảng cáo, tờ rơi đơn giản, ngắn gọn như: "Không cần thế chấp tài sản, không cần chứng minh tài chính, thủ tục nhanh chóng"; hay đơn giản hơn như: "Chỉ cần gọi vào số xxx là có tiền ngay". Những hoạt động tín dụng đen này thường núp bóng dưới hình thức vay qua app hay vay trực tiếp khiến nhiều người nhầm lẫn với hoạt động vay của các tổ chức tài chính,

Dù đã được cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn tìm đến hình thức này bởi thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản. Chỉ qua một cuộc điện thoại và gặp mặt trực tiếp là người đi vay có thể sở hữu số tiền trong tay mà không cần phải chuẩn bị hồ sơ hay bất cứ điều kiện gì.

2. Sự khác biệt giữa vay tín chấp và tín dụng đen

Tín dụng đen thường dễ bị nhầm lẫn với các hình thức cho vay tín chấp bởi cả hai loại hình này đều đáp ứng những nhu cầu tức thời của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động vay tín chấp thường được thực hiện bởi các công ty, tổ chức tài chính có cấp phép của nhà nước, thế nên người đi vay được bảo hộ bởi pháp luật. Còn với hình thức tín dụng đen thì người đi vay hoàn toàn không được bảo hộ.

Chúng ta có thể dễ nhận thấy sự khác biệt rất lớn trong hai hình thức cho vay này qua những đặc điểm sau đây:

Về chủ thể: Vay tín chấp  là của các ngân hàng hay các công ty tài chính thuộc sự kiểm soát của pháp luật còn tín dụng đen là của các cá nhân hay nhóm nhỏ không thuộc sự quản lý của nhà nước.

Điều kiện cho vay: Vay tín chấp có hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giải ngân trong vòng 24 giờ đến 3 ngày. Đối với tín dụng đen, thỏa thuận bằng hợp đồng hoặc bằng miệng, nhận tiền ngay sau thỏa thuận hoặc ngay trong ngày.

Lãi suất: Vay tín chấp khoảng 20 đến 35 %/năm, còn lãi xuất tín dụng đen dao động khoảng 100 đến 400%/năm hoặc phù thuộc vào người cho vay vì không có sự can thiệp của pháp luật.

Xử phạt khi vi phạm hợp đồng: Vay tín chấp khi vi phạm sẽ xử phạt theo quy định của nhà nước còn đối với tín dụng đen thì họ sẽ chủ động cách xử lý. Nhiều trường hợp cá nhân hay tổ chức cho vay gây áp lực, đe dọa bằng vũ lực, hoặc có nhóm chuyên đòi nợ thuê khiến người vay bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần.

Sự khác biệt giữa vay tín chấp và tín dụng đen

3. Cách nhận biết tín dụng đen đơn giản

Sự đa dạng hóa trong các loại hình dịch vụ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng chính sự đa dạng đó đã xuất hiện những loại dịch vụ không chính thống nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Tín dụng đen là một hình thức như vậy, chúng ta cần có những cách thức để nhận biết tín dụng đen để cảnh báo người dùng. Sau đây là một vài điểm nhận dạng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.

Về hình thức quảng cáo:

Các ngân hàng hay các công ty tài chính luôn có website riêng để quảng bá dịch vụ của họ hoặc trên các trang thông tin xã hội như facebook hay youtube... Còn tín dụng đen thường quảng bá trên cột điện, trạm xe buýt, ngã tư, trên các cây xanh công cộng, ngõ hẻm, tờ rơi,... Thậm chí, với sự phát triển của công nghệ, tín dụng đen còn hoạt động trá hình qua các ứng dụng trên điện thoại là các app vay tiền nhanh.

Về thủ tục hồ sơ: Đối với tín dụng đen thường không yêu cầu nhiều, chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xe là đủ.

Hợp đồng vay: Các công ty tài chính với những hợp đồng rõ ràng kèm theo những điều khoản thì tín dụng đen thường hợp đồng rất sơ sài hoặc trao đổi bằng miệng mà không có hợp đồng

Lãi suất: lãi suất cho vay của tín dụng đen rơi vào khoảng 108 - 360%/năm tương đương khoảng 3.000 - 10.000 đồng/1 triệu/ngày. Đối với các ngân hàng, công ty tài chính thì mức lãi suất này rơi vào khoảng 20 - 35%/năm tức là khoảng 800 - 1.100 đồng/1 triệu/ngày.